Ngữ pháp tiếng Tày Nùng – Lời nói đầu & Mục lục

Những người biên soạn: HOÀNG VĂN MA, LỤC VĂN PẢO, HOÀNG CHÍ

Biên tập đăng lên Tiengtay.com: HOÀNG ĐÌNH TUẤN

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi chính phủ thông qua phương án chữ Tày – Nùng đến nay, ở khu tự trị Việt Bắc, tiếng Tày – Nùng đã được dùng để giảng dạy ở phần lớn các trường phổ thông cấp I, được sử dụng rộng rãi trong các ngành văn hóa nhất trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật.

Trong đà phát triển đó, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này nhằm giúp các bạn giáo viên giảng dạy bằng tiếng Tày – Nùng các bạn làm công tác văn nghệ Tày – Nùng tài liệu tham khảo. Đồng thời chúng tôi cũng mong góp phần nhỏ mọn vào việc làm cho ngôn ngữ Tày – Nùng ngày càng phục vụ tốt hơn nữa trong sự nghiệp văn hóa giáo dục trong khu.

Cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Tày – Nùng” giới thiệu những nét cơ bản về hệ thống ngữ âm, từ vựng đặc biệt hệ thống ngữ pháp tiếng Tày – Nùng. Những tư liệu chúng tôi dựa vào để biên soạn một số sách báo do các cơ quan văn hóa giáo dục của khu tự trị Việt – Bắc các tỉnh trong khu xuất bản; đồng thời, chúng tôi cũng dựa sự hiểu biết của bản thân về ngôn ngữ dân tộc mình.

Về chuyên môn, chúng tôi chưa hiểu thấuluận ngôn ngữ học, kinh nghiệm biên soạn một cuốn sách như thế này lại càng ít ỏi. Mặt khác, tiếng Tày – Nùng mới chữ viết, còn nhiều mặt chưa được ổn định, như chưa chọn được phương ngôn cơ sở (điều đó gây khó khăn lớn cho việc chọn từ làm thí dụ); Ấy chưa kể đến một số quy tắc ngữ pháp ở một vài nơi chưa thật thống nhất (Thí dụ: Về cụm danh từ gồm những từ chỉ số lượng từ chỉ giống, ở một vài nơi thể nói slam tậc vài (“Ba đực trâu“: Ba con trâu đực) nhưng một số nơi khác lại không nói như vậy)

Vả lại, gần đây những sách xuất bản bằng tiếng Tày – Nùng phần lớn lại thơ, số tác phẩm văn xuôi giá trị về mặt ngôn ngữ để làm tư liệu còn ít.

những lý do trên, cuốn sách này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Dù sao, chúng tôi cũng mạnh dạn cố gắng trình bày những suy nghĩ bước đầu của mình về tiếng Tày – Nùng. Rất mong bạn đọc gần xa chỉ ra những sai sót để chúng tôi sửa chữa.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, ban ngôn ngữ Tày – Nùng nhóm biên soạn đã được nhiều đồng chí am hiểu tiếng Tày – Nùng ở nhiều nơi các bạn đồng nghiệp Viện Ngôn Ngữ Học nhiệt tình giúp đỡ, được các cơ quan văn hóa giáo dục ở khu tự trị Việt – Bắc, cũng như các tỉnh trong khu gửi tới một số tài liệu tốt, đặc biệt được các đồng chí cán bộ Ty giáo dục Cao Bằng góp nhiều ý kiến quí báu.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sự giúp đỡ to lớn đó của tất cả các đồng chí các bạn.

BAN NGÔN NGỮ TÀY – NÙNG

VIỆN NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU

  1. Tiếng Tày – Nùng
  2. Một số khái niệm cơ bản về ngôn ngữ học

CHƯƠNG II – NGỮ ÂM

  1. Bộ máy phát âm
  2. Hệ thống âm vị ngôn ngữ Tày – Nùng

CHƯƠNG III – TỪ

  1. Ý nghĩa của từ
  2. Từ vựng
  3. Cấu tạo của từ
  4. Phép láy từ xen kẽ từ

CHƯƠNG IV – CÂU

  1. Câu bình thường
  2. Câu đặc biệt
  3. Các loại câu chia theo mục đích nói năng

CHƯƠNG V – CÁC LOẠI TỪ

  1. Danh từ
  2. Động từ
  3. Tính từ
  4. Đại từ
  5. Số từ
  6. Phụ từ
  7. Quan hệ từ
  8. Trợ từ
  9. Thán từ

CHƯƠNG VI – MỞ RỘNG CÁC PHẦN CỦA CÂU

  1. Cụm danh từ
  2. Cụm động từ
  3. Cụm tính từ

CHƯƠNG VII – MỞ RỘNG CÂU

  1. Trạng ngữ
  2. Thành phần biệt lập của câu

CHƯƠNG VIII – GHÉP NHỮNG PHẦN QUAN HỆ LIÊN HỢP

  1. Thành phần lồng
  2. Câu ghép

CHƯƠNG IX – NHẤN MẠNH VÀO MỘT THÀNH PHẦN CỦA CÂU

  1. Lặp lại
  2. Đảo ngược

CHƯƠNG X – RÚT GỌN CÂU

  1. Bỏ chủ ngữ
  2. Bỏ vị ngữ
  3. Bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
  4. Bỏ phần phụ

PHỤ LỤCDẤU NGẮT CÂU