CHƯƠNG VII: MỞ RỘNG CÂU
PHẦN I – TRẠNG NGỮ
Trạng ngữ là phần phụ của câu dùng để biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, điều kiện…
Một số trạng ngữ có thể thay đổi vị trí trong câu nhưng thường thường đứng ở đầu câu. Dưới đây ta sẽ lần lượt nghiên cứu các loại trạng ngữ trong Tiếng Tày – Nùng
1. TRẠNG NGỮ THỜI GIAN
Loại trạng ngữ này biểu thị thời gian của sự việc được nêu ở phần nòng cốt của câu. Nó thường là một từ hay một cụm từ, và có thể có quan hệ từ hoặc không có quan hệ từ.
A. TRẠNG NGỮ THỜI GIAN KHÔNG CÓ QUAN HỆ TỪ
Đơn vị để tạo thành loại trạng ngữ này có thể là một từ hoặc một cụm từ và thường chỉ ra một thời điểm nhất định. Thí dụ:
- Mẳn te ngám pây (nãy nó vừa đi = nó vừa đi lúc nãy)
- Chang cừn, fạ phân lăt lí (nửa đêm, trời mưa tầm tã)
- Cà này, tởi slống của cần Việt Băc táng cón lai dá (hiện nay, đời sống của người Việt Bắc khác xưa nhiều rồi)
Có một điều đáng chú ý là danh từ chỉ thời gian PỬA (khi), HỐI (chốc, dạo), DĂP (lúc)… Khi làm trạng ngữ, bao giờ cũng kết hợp với một từ khác hoặc một cụm từ khác.
- Pửa chằng mì hợp tác xạ, bản nẩy mì lai rườn sliểu kin (khi chưa có hợp tác xã, làng này có nhiều nhà thiếu ăn)
- Hối them, boong hây cỏi pây hêt công (chốc nữa, chúng ta sẽ đi làm việc).
Riêng từ BAT (lúc, khi) khi làm trạng ngữ, ngoài khả năng kết hợp với các từ khác còn có thể vận dụng độc lập được. Thí dụ:
- Bat lẻ te pây, bat lẻ khỏi pây (khi thì nó đi, khi thì tôi đi)
B. TRẠNG NGỮ THỜI GIAN CÓ QUAN HỆ TỪ
Phần lớn trạng ngữ thời gian do quan hệ từ kết hợp với một danh từ, một cụm từ tạo thành. Những quan hệ từ thường dùng là TẲM (tận, từ), TỨ (từ), THÂNG (đến), TỨ… THÂNG (từ… đến)… Loại trạng ngữ này có thể biểu thị một thời điểm nhất định, cũng có thể biểu thị một quá trình từ thời điểm này đến thời điểm khác. Khi biểu thị quá trình, trạng ngữ thường nằm trong cặp quan hệ từ TỨ… THÂNG. Thí dụ:
- Tẳm cón, cọ nà nẩy tố đây pện (từ trước, khoảnh ruộng này vẫn tốt thế)
- Tứ pi quá, lai tỉ chay đảy them mạy mac (từ năm ngoái, nhiều nơi trồng được thêm cây cối)
- Tứ vằn phân thâng này, hợp tac xạ cẩn công lai (từ ngày mưa đến nay, hợp tác xã bận rộn lắm)
Trạng ngữ thời gian thường thường đứng ở đầu câu. Đối với trạng ngữ thời gian không có quan hệ từ thì trật từ đó càng gần như cố định. Ta không thể đưa những trạng ngữ MẲN (nãy), CHANG CỪN (nửa đêm)… trong những thí dụ đã dẫn ở trên xuống cuối câu hoặc xen vào giữa câu được. Thường có một số trạng ngữ có quan hệ từ: TẲM, TỨ… THÂNG là có thể đảo trật tự mà thôi. Ta có thể nói:
- Tứ vằn ngòa thân cà này, te xằng hêt đảy slăc mòn (từ hôm qua đến giờ, nó chưa làm được việc gì)
Hoặc:
- Te xằng hêt đảy slăc mòn tứ vằn ngòa thâng cà này (nó chưa làm được việc gì từ hôm qua đến giờ)
Những từ và cụm từ chỉ thời gian có những đặc điểm sau đây không phải là trạng ngữ thời gian mà là bổ ngữ thời gian.
- Luôn luôn đứng sau động từ; tính từ mà nó bổ nghĩa
- Nếu thay đổi vị trí của bổ ngữ thời gian, thì câu hoặc mất nghĩa hoặc biến nghĩa
So sánh:
(1) Khỏi chải hảo lai hâng dá (tôi nghỉ khá lâu rồi)
(2a) Tằng bai bjai dăp them (tất cả làm cỏ lúc nữa) |
(2b) Dăp them tằng bại bjai (chốc nữa, tất cả làm cỏ) |
Trạng ngữ trong câu (1) không thể thay đổi vị trí được. Trạng ngữ trong câu (2) thì có thể thay đổi được nhưng câu sẽ thay đổi ý nghĩa như sau:
- Nếu DĂP THEM là bổ ngữ thời gian, thì ý nghĩa của câu là: Công việc đang tiến hành và cần tiếp tục tiến hành thêm lát nữa (2a)
- Nếu DĂP THEM là trạng ngữ thì ý nghĩa của câu sẽ là: Công việc chưa tiến hành, chờ lát nữa mới bắt đầu (2b)
2. TRẠNG NGỮ NƠI CHỐN
Trạng ngữ nơi chốn biểu thị nơi xảy ra sự việc được nêu ở phần nòng cốt của câu. Nó thuwòng do một từ, một cụm từ tạo thành. Trạng ngữ nơi chốn cũng có hai loại: Một loại không có quan hệ từ, một loại có quan hệ từ.
A. TRẠNG NGỮ NƠI CHỐN KHÔNG CÓ QUAN HỆ TỪ
Loại trạng ngữ này thường do cụm từ chỉ nơi chốn đảm nhiệm mà những cụm từ này phần lớn là do danh từ chỉ vị trí như: CHANG (giữa), TỀNH (trên), TẨƯ (dưới), XẢNG (cạnh)… kết hợp với một danh từ hoặc một cụm danh từ tạo nên. Thí dụ:
- Hua bản, mạy dùm dòa (đầu làng cây um tùm)
- Chang khau, tàng chăn khỏ pây (trong rừng đường thật khó đi)
- Tềnh pù, nhả khửn kheo ưt (trên đồi cỏ mọc xanh um)
- Xảng tàng cải, boong hây chay mạy thuổn dá (cạnh đường cái, chúng ta trồng cây cả rồi)
B. TRẠNG NGỮ NƠI CHỐN CÓ QUAN HỆ TỪ
Trong Tiếng Tày – Nùng, khá nhiều trạng ngữ nơi chốn là do những quan hệ từ kết hợp với một từ, một cụm từ tạo thành. Những quan hệ từ thường dùng là DÚ (ở), NẢ (phía), TẲM, TỨ (từ), THÂNG (đến), TỨ… THÂNG (từ… đến)… Về mặt ý nghĩa, những trạng ngữ này cũng thường hay chỉ ra một nơi chốn nhất định, cũng có khi chỉ ra nơi khởi đầu hoặc nơi kết thúc. Thí dụ:
- Khỏi dú Thin Tuc mà (tôi từ Tinh Túc đến)
- Nả rườn, bjooc lì phông khao ón (trước nhà, hoa lê nở trắng nõn)
- Tứ búng khau slung thâng tổng quảng, nhân dân hôn hỉ tỏn chiến công (từ rừng núi đến đồng ruộng, nhân dân vui mừng đón chiến công)
Trạng ngữ nơi chốn thường đứng ở đầu câu, thỉnh thoảng cũng xen vào giữa hai vế chính của câu, còn trường hợp ở cuối câu thì không phổ biến bằng. Thường thường chỉ thấy những trạng ngữ nơi chốn có quan hệ từ DÚ (ở) là có thể vừa đứng ở đầu câu vừa đứng ở cuối câu mà thôi. Thí dụ:
- Dú rìm bản, mạy mac mì lai (ở rìa làng cây cối có nhiều)
Trạng ngữ DÚ RÌM BẢN có thể đảo xuống cuối câu mà ý nghĩa của câu vẫn không đổi.
Trên đây là một số đặc điểm làm cho chúng ta không nhầm lẫn trạng ngữ nơi chốn với bổ ngữ nơi chốn. Bổ ngữ nơi chốn bao giờ cũng có vị trí cố định, nghĩa là nó luôn luôn đứng sau từ mà chúng minh họa. Nếu đổi vị trí của nó thì câu có thể vô nghĩa hoặc thay đổi ý nghĩa. Thí dụ:
- Te mừa Cao Bằng (nó về Cao Bằng)
- Pỏ mẻ chắng lặc chồm đâư toọng (cha mẹ mới mừng thầm trong bụng)
Cao Bằng, đâư toọng – Chính là bổ ngữ nơi chốn của hai câu trên, nếu ta đổi vị trí của chúng thì câu sẽ trở nên què cụt vô nghĩa.
3. TRẠNG NGỮ NGUYÊN NHÂN
Trạng ngữ nguyên nhân thường do quan hệ từ NHOÒNG (vì, bởi vì), VỈ NẢI (bởi vì) và cả quan hệ từ VÌ, TẠI mượn từ tiếng Việt, kết hợp với một từ hay một cụm từ tạo thành. Để nhấn mạnh vị ngữ của câu, người ta thường thêm phụ từ CHẮNG (mới) vào giữa phần nòng cốt của câu. Thí dụ:
- Nhoòng mjạc, boong hây chắng phjải khoái nắm đảy (vì trơn, chúng ta mới không đi nhanh được)
- Nhoòng ăn việc đo kin đo nủng, pỉ chắng mẻn nẳm lai mòn (vì cái việc đủ ăn đủ mặc, anh mới phải nghĩ lắm thứ)
- Tại bấu dào nả, mền tả tằng bấu đảy mjoọng pac (tại không rửa mặt, nên nó bỏ cả súc miệng)
Khi phần nòng cốt của câu đã có từ CHẮNG xen vào giữa thì trạng ngữ nguyên nhân bao giờ cũng đứng ở đầu câu. Trường hợp không có từ CHẮNG thì vị trí của trạng ngữ này tương đối tự do. Nói chung, nó thường ở đầu câu, nhưng ta có thể đảo xuống cuối câu mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi.
Ta có thể nói:
- Nà bấu slải đây nhoòng khún nọi (ruộng không được tốt vì ít phân)
Hoặc:
- Nhoòng khún nọi, nà bấu slải đây (vì ít phân, ruộng không được tốt)
4. TRẠNG NGỮ MỤC ĐÍCH
Trạng ngữ chỉ mục đích do quan hệ từ SLE (để), SLE HẨƯ (để cho) kết hợp với một từ, một cụm từ tạo thành. Thí dụ:
- Sle bảo vệ sluc sleng, boong rầu lèo mì lai pàn pháp (để bảo vệ gia súc, chúng ta phải có nhiều biện pháp)
- Sle hẩư đo kin, mọi cần lèo lồng slim hêt công (để cho đủ ăn, mỗi người phải ra sức làm việc)
Trạng ngữ mục đích tương đối tự do về vị trí. Nó có thể đặt ở đầu câu hoặc cuối câu. Chính đặc điểm này đã làm cho trạng ngữ mục đích khác hẳn bổ ngữ mục đích. Vì rằng bổ ngữ mục đích có quan hệ từ SLE (để) luôn luôn đứng sau từ mà nó phụ nghĩa. Thí dụ:
- Chay sle khai (trồng để bán)
5. TRẠNG NGỮ GIẢ ĐỊNH
Trạng ngữ giả định đứng sau quan hệ từ VẢNG (nếu), VẢNG CẠ, CHÍNH CẠ (nếu như), TẢO (giá như)… hoặc nằm trong những cặp quan hệ từ VẢNG … LẺ (nếu … thì), VẢNG CẠ… LẺ (nếu như… thì), … Thí dụ:
- Vảng phân, boong hây pây thây nà thuổn (nếu mưa, thì chúng ta đi cày cả)
- Vảng cạ hêt đảy pỉ noọng chùa căn pây hêt (nếu như làm được thì bà con rủ nhau đi làm)
- Chính cạ pây lẻ rầu pây hẩư chạu (nếu đi thì ta đi cho sớm)
Một số trạng ngữ giả định nằm trong những cặp quan hệ từ VÀNG… LẺ, VẢNG CẠ … LẺ … nhiều khi có thể lược mất quan hệ từ thứ nhât mà chỉ giữ lại LẺ ở trước phần nòng cốt. Thí dụ:
- Đet lẻ chài pây au nặm khảu nà (nắng thì anh đi lấy nước vào ruộng)
- Hăn hêt pền lẻ cầư tố slứn (thấy làm được kết quả thì ai cũng tin)
Đặc biệt đánh chú ý là trạng ngữ giả định có quan hệ từ TẢO (giá như, phải là) thường thường là danh từ xưng hô hoặc đại từ xưng hô và chính những từ xưng hô này lại xuất hiện với tư cách là chủ ngữ của câu. Thí dụ:
- Tảo khỏi, khỏi tố hêt pện tỉ (giá như tôi, tôi cũng làm như vậy)
- Tảo noọng, noọng tố hêt đảy (giá như em, em cũng làm được)
Vị trí của trạng ngữ giả định tương đối cố định, nó thường xuyên đứng ở đầu câu. Điều này thể hiện rõ ở những trạng ngữ nằm trong cặp quan hệ từ hoặc chỉ có quan hệ từ LẺ (nếu). Họa hoằn, trạng ngữ đứng sau quan hệ từ VẢNG (nếu), VẢNG CẠ (nếu như), mới có thể đảo xuống cuối câu được. Thí dụ muốn cho người nghe nắm được cái ý nêu ở phần nòng cốt trước, ta có thể nói:
- Tằng bại pây lồng thúa vảng fạ đet (tất cả đi trồng đỗ nếu trời nắng)
6. TRẠNG NGỮ NHƯỢNG BỘ
Trạng ngữ nhượng bộ có thể là một từ hay một cụm từ. Những đơn vị này khi nằm trong cặp quan hệ từ MÁI… TỌ (dù… nhưng), MÁI CẠ … TỌ (dù rằng… những), cũng có khi không như thế mà chỉ có từ TỌ (nhưng), TỌ CẠ (nhưng mà) đứng giữa trạng ngữ và phần nòng cốt của câu hoặc chỉ có từ MÁI (dù) đứng trước trạng ngữ. Thí dụ:
- Mái cạ tu rườn đeo, tọ nhìn tố chay chăp đảy lai mòn (dù rằng gia đình neo đơn, nhưng chị cũng trồng được nhiều thứ)
- Cạ thuổn dá, tọ te bấu tỉnh rầu (bảo cả rồi, nhưng nó không nghe mình)
- Nẳng dú đai, tọ cần váng slim bấu váng (ngồi không, nhưng người rỗi lòng không rỗi)
- Mái phân, boong hây tố pây hêt công (dù mưa, chúng ta cũng phải đi làm việc)
Vị trí của trạng ngữ nhượng bộ phụ thuộc vào sự có mặt của quan hệ từ này hay quan hệ từ khác. Những trạng ngữ nhượng bộ nằm trong cặp quan hệ từ hoặc chỉ có quan hệ từ TỌ, TỌ CẠ thì bao giờ cũng đứng ở đầu câu. Riêng trường hợp chỉ có quan hệ từ MÁI, MÁI CẠ thôi thì đôi khi có thể đảo loại trạng ngữ đó xuống cuối câu.
7. TRẠNG NGỮ ĐIỀU KIỆN
Trạng ngữ điều kiện thường do những quan hệ từ RÈO, NÈM (theo), PJOM (nhờ) hoặc những cặp quan hệ từ LÈO… CHẮNG (phải… mới), LÈO… NÁO NÍ (phải… không thì) kết hợp với một từ hay một cụm từ tạo thành. Thí dụ:
- Rèo kha tàng cúa Đảng, đồng bào bại dân tộc khu rầu hạy lồng rèng chùa căn pây slon slư (theo con đường của Đảng, các dân tộc trong khu ta hãy cố gắng rủ nhau đi học)
- Pjom phân nặm đo xày, mjều mảu pi nẩy đây lai. (nhờ mưa nắng điều hòa, mùa màng năm nay tốt lắm)
- Lèo lồng rèng pỏn khún, náo ní nà nắm đảy đây (phải ra sức bón phân, không thì ruộng lúa không được tốt)
Vị trí của trạng ngữ điều kiện luôn luôn cố định, nó luôn luôn đứng ở đầu câu.
Hiện nay, trong một số văn kiện, tài liệu sách báo viết bằng Tiếng Tày – Nùng, ta thường gặp một số câu như:
- Tẩư sự lãnh đạo cúa Đảng, phong trào văn hóa giáo dục vằn tày đảy tài slung (dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào văn hóa giáo dục ngày càng được nâng cao)
- Lăng cách mạng bươn pet, chang cuộc kháng chiến cọn slâc Fan, bại bài sli bài lượn mì nội dung kháng chiến chệt đảy phát triển (sau cách mạng tháng tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những bài si bài lượn có nội dung kháng chiến càng được phát triển)
Đây là ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Việt. Hình thức ngữ pháp này đã được sử dụng ngày càng nhiều trong văn viết.