Ngữ pháp tiếng Tày – Nùng – Chương VI: Các phần mở rộng của câu

Trong câu, nếu ta chỉ cần nói đến những sự vật, những hành động hay tính chất chung chung thì mỗi phần của câu không phức tạp thường chỉ một từ.  Song, để lời nói được cụ thể hơn, nhiều sắc thái tình cảm hơn, người nghe hiểu vấn đề được kỹ lưỡng hơn thì người ta thường thêm vào mỗi phần một ít từ nữa.

Đó hiện tượng: Mở rộng các phần của câu.

Thí dụ: Nếu một người nào đó nói – KHEN/CHÊP (tay đau), CHÀI/ (anh về) thì rõ ràng mỗi phần của những câu ấy chỉ gồm một từ.

Trong chừng mực nhất định, nếu người xung quanh chỉ đòi hỏi biết đến vậy thì cũng chẳng cần thêm thắt điều gì nữa. Nhưng nếu họ cần hiểu cụ thể hơn, như cần biết tay nào, tay của ai, đau như thế nào; anh của ai, về đâu… Khi ấy cần phải mở rộng các phần của hai câu trên ra bằng cách thêm một số từ để xác minh cho các từ Khen (tay), Chài (anh), Chêp (đau), (về).

Thí dụ:

Những từ được xác minh như KHEN, CHÀI, CHÊP, gọi những từ chính hay còn gọi từ trung tâm. Những từ dùng để xác minh như DẠI (trái), NOỌNG (em), LAI (lắm), KHỎI (tôi)… gọi những từ phụ nghĩa cho từ trung tâm hay còn gọi phần phụ của cụm từ.

Ta phân ra hai loại chính phụ như vậy dựa vào khả năng tồn tại của chúng ở trong câu. Từ trung tâm bao giờ cũng thể đứng độc lập được ở trong các phần của câu, còn từ phụ nghĩa cho thì không khả năng ấy, phải dựa vào từ trung tâm mới tồn tại được. Từ trung tâm từ phụ nghĩa kết hợp với nhau tạo thành một tổ hợp chặt chẽ, chính tổ hợp này cụm từ chính phụ như đã nói đến ở trên.

Như vậy, chúng ta nghiên cứu hiện tượng mở rộng các thành phần của câu cũng tức nghiên cứu cái cốt lõi các thành phần bao quanh trong loại cụm từ này.

Căn cứ vào loại từ làm trung tâm, cụm từ chính phụ thể chia ra làm ba loại lớn:

  1. Cụm danh từ
  2. Cụm động từ
  3. Cụm tính từ.

Trong phạm vi cuốn sách ngữ pháp Tày – Nùng nhỏ này, chúng ta chỉ xét ba loại cụm từ ở trên.