Sách học tiếng Tày Nùng – Lời giới thiệu

Hiện tại sau một khoảng thời gian khảo cứu, ban biên tập chúng tôi nhận thấy, nên chọn lựa một số giáo trình đào tạobản về ngôn ngữ Tày Nùng. Chúng tôi sẽ cho đăng tải các ấn bản, trên tinh thần tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, phi vụ lợi, kính mong tập thể tác giả người yêu quý ngôn ngữ dân tộc, đón nhận đóng góp ý kiến. 

Nội dung đăng tải trong tháng 10/2022 sẽ cuốn SÁCH HỌC TIẾNG TÀY NÙNG của tập thể tác giả: HOÀNG VĂN MA, HOÀNG VĂN SÁN, MÔNG KÝ SLAY được xuất bản năm 2002. 

Theo nhận xét của chúng tôi, đây giáo trình đầy đủ, phù hợp cho việc tự học, đặc biệt được soạn thảo bởi một tập thể tác giả nhiều năm nghiên cứu về tiếng Tày Nùng, đảm bảo độ tin cậy phù hợp cho người bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ Tày Nùng. 

Qua đây, chúng tôi cũng gửi lời tri ân tới những người đã giữ lửa để tiếng Tày Nùng thân yêu được gìn giữ lưu truyền. Tiếng nói dân tộc cũng tiếng lòng của những thế hệ mai sau. Chúng tôiluôn  trân trọng gắng phát huy để không phụ công lao của các bậc đi trước.

hoc tieng tay nung
sách học tiếng tày nùng

LỜI GIỚI THIỆU

Để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước, cán bộ làm công tác dân tộc cần biết ngôn ngữ của dân tộc thiểu số nơi mình công tác. Uỷ ban Dân tộc Miền núi đã tổ chức biên soạn sách học tiếng dân tộc nhằm giúp cho cán bộ làm công tác dân tộc thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Bác Hồ căn dặn: Cán bộ người đem chính sách của Đảng phổ biến cho dân chúng, đồng thời phản ánh tâm tư, tình cảm của dân chúng với Đảng. Cán bộ làm việcđâu phải học tiếng ở đấy. Bởi vậy, việc biên soạn tài liệu ngôn ngữ dân tộc thiểu số phục vụ công tác dân tộc rất cần thiết.

Năm 2001 – 2002 Uỷ ban Dân tộc Miền núi đã giao cho Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Dân tộc tổ chức biên soạn tài liệu học tiếng dân tộc Tày Nùng phục vụ cán bộ làm công tác dân tộc. Việc biên soạn cuốn tài liệu này được nhiều nhà khoa học, nghiên cứu ngôn ngữ ủng hộ trực tiếp tham gia biên soạn. Với sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, cuốn tài liệu học tiếng dân tộc Tày Nùng đã được xuất bản vào dịp Quốc hội khoá XI khai mạc.

Hy vọng tài liệu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ làm công tác dân tộc, làm cơ sở nghiên cứu để tiếp tục biên soạn tài liệu ngôn ngữ của các dân tộc khác.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

UỶ BAN DÂN TỘC MIỀN NÚI

Hoàng Đức Nghi

MỤC LỤC “SÁCH HỌC TIẾNG TÀY NÙNG”

Lời giới thiệu

PHẦN MỘT: MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM, TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP TIẾNG TÀY NÙNG

  1. Ngữ âm chữ viết tiếng Tày Nùng
  2. Vài nét về từ vựng
  3. lược về ngữ pháp tiếng Tày Nùng

PHẦN HAI: CÁC BÀI HỌC (THEO CHỦ ĐỀ)

  1. Học vần
  2. Làm quen
  3. Gia đình
  4. Cộng đồng
  5. Giáo dục
  6. Y tế
  7. Văn hoá
  8. Sản xuất
  9. Đất nước
  10. Núi rừng
  11. Chợ búa
  12. Thiên nhiên
  13. Đoàn kết dân tộc

PHẦN BA: BẢNG TRA CỨU TỪ VỰNG TÀY NÙNG