CHƯƠNG V: CÁC LOẠI TỪ
V.V SỐ TỪ
Số từ là loại từ biểu thị số lượng và thứ tự. Số từ không có khả năng làm từ trung tâm trong các cum từ. Căn cứ vào ý nghĩa và chức năng ngữ pháp trong câu, ta phân số từ thành hai loại: Số từ số lượng và Số từ thứ tự
1. SỐ TỪ SỐ LƯỢNG
Số từ số lượng là từ dùng để đếm hay dùng để biểu thị số lượng sự vật, có những đặc điểm ngữ pháp sau:
(a) Khi làm vị ngữ trong câu bình thường phải có từ PỀN (thành, là), LẺ (là) làm môi giới.
(b) Khi hạn định danh từ về số lượng, thường đứng trước danh từ và phụ từ chỉ đơn vị [trừ số từ NÂNG, ĐEO (một)] (1).
Thí dụ:
- Sloong vạ sloong pền slí (hai với hai là bốn).
- Slam tua vài (ba con trâu)
Số từ số lượng đơn gồm có: Nâng, đeo, êt, toọc (một), sloong, nhỉ (hai), slam (ba), slí (bốn), hả (năm), hôc (sáu), chêt (bảy), pet (tám), cẩu (chín), slip (mười), pac (trăm), xiên (nghìn), fản (vạn)…
Số từ số lượng ghép từ 11 đến 99: Slip êt (mười một), slip nhỉ (mười hai)…. slip hả (mười lăm)…, slip cẩu (mười chín), nhỉ slip (hai mươi), nhỉ êt (hai mốt)…, nhỉ hả (hai nhăm)…, slam slip (ba mươi)…, slí slip (bốn mươi)…, cẩu slip (chín mươi)…, cẩu cẩu (chín chín: chín mươi chín)…
Số lượng từ ghép trên 100: Pac lình êt (trăm linh một)…, pac êt (trăm mốt)…, pac hả (trăm rưỡi)…, xiên êt (nghìn mốt)…
Chú ý:
- Pac (trăm), xiên (nghìn), fản (vạn)… là những từ chỉ số lượng, mang nhiều đặc điểm ngữ pháp của danh từ, như: Có thể đặt trước đại từ chỉ định NẨY (này), TỈ (kia); có thể đặt sau các số từ SLOONG, SLAM… Ở đây, chúng tôi tạm xếp vào số từ cho tiện.
- Những số từ ghép NHỈ ÊT (hai mốt), NHỈ HẢ (hai nhăm), CẨU CẨU (chín chín)… là hình thức tỉnh lược của các số từ ghép NHỈ SLIP ÊT (hai mươi mốt), NHỈ SLIP HẢ (hai mươi nhăm), CẨU SLIP CẨU (chín mươi chín)… Hiện nay cả hai hình thức đều dùng, nhưng do nguyên tắc tiết kiệm, nên hình thức tỉnh lược thường được dùng nhiều hơn.
Các dùng một vài số từ số lượng đặc biệt:
A. ĐEO, NÂNG, TOỌC (một), ÊT (một, mốt)
ĐEO, NÂNG dùng để đếm và dùng để hạn định số lượng của sự vật. Chúng không thể dùng để cấu tạo từ ghép và số từ thứ tự. Nhiều địa phương phân biệt NÂNG và ĐEO. NÂNG dùng để liệt kê; ĐEO mang ý nghĩa đơn lẻ và lúc này có thể thay TOỌC. Thí dụ:
- Booc khẩu nâng (ống gạo một = một ống gạo)
- Mạc pja đeo (con dao một = một con dao)
TOỌC chỉ ý duy nhất, độc nhất, và không bao giờ dùng để đếm. Thí dụ:
- Lục toọc (con một = một con duy nhất)
- Cần toọc táng hêt (người một từ làm = một mình tự làm)
ÊT không dùng để đếm và cũng không thể dùng để xác định số lượng của sự vật. Nó thường dùng để cấu tạo số từ ghép, số từ thứ tự và cả một số từ ghép chỉ thời gian.
- Slip êt (mười một)
- Slam êt (ba mốt)
- Tải êt (thứ nhất)
- Xo êt (mồng một)
- Bươn êt (tháng một)
Khi kết hợp với số từ PAC (trăm), XIÊN (nghìn)… thì ĐEO, NÂNG bao giờ cũng đứng sau, còn ÊT thì có thể đứng trước hoặc sau, nhưng ý nghĩa của nó ở hai vị trí khác nhau lại không giống nhau. Trường hợp đứng trước, ÊT là từ phụ xác định số lượng và có giá trị như ĐEO, NÂNG; trường hợp đứng sau, ÊT là một yếu tố cấu tạo từ ghép.
Pac nâng
(trăm một = một trăm) |
Êt pac
(một trăm) |
Pac êt
(trăm mốt) |
Xiên nâng
(nghìn một = một nghìn) |
Êt xiên
(một nghìn) |
Xiên êt
(nghìn mốt) |
B. NHỈ, SLOONG (hai)
Nói chung, cả hai từ đều có thể cấu tạo số từ thứ tự, nhưng ở một số trường hợp khác thì chúng không hoàn toàn giống nhau.
NHỈ không dùng để đếm ở dạng từ đơn, không thể đứng trước danh từ để xác định về số lượng. Nó thường dùng để cấu tạo từ ghép.
- Nhỉ slip (hai mươi)
- Nhỉ êt (hai mốt)
- Slam nhỉ (ba hai)
- Hả nhỉ (năm hai)
- Xiên nhỉ (nghìn hai)
SLOONG dùng để đếm và dùng để hạn định danh từ về mặt số lượng. Nói chung, số từ SLOONG không dùng để cấu tạo số từ ghép. Song, có lẽ do sự trùng nhau giữa hai âm tiết của một từ ghép có thể gây ra sự thiếu trong sáng hoặc khó đoc, nên người Tày – Nùng hay dùng NHỈ SLOONG (hai hai) hơn là NHỈ NHỈ (hai hai).
2. SỐ TỪ THỨ TỰ
Số từ thứ tự biểu thị thứ tự sự vật, có đặc điểm ngữ pháp là:
(a) Có khả năng trực tiếp làm vị ngữ, không cần từ PỀN (thành, là), LẺ (là) làm môi giới.
(b) Khi làm từ phụ của danh từ bao giờ cũng đứng sau danh từ đó.
(c) Số từ thứ tự được cấu tạo bằng cách đặt số từ số lượng sau yếu tố tạo từ TẢI (thứ).
Thí dụ:
- TẢI ÊT (thứ nhất)
- TẢI NHỈ (thứ nhì)
- TẢI SLAM (thứ ba)
- TẢI SLIP (thứ mười)
- TẢI SLIP ÊT (thứ mười một)
- TẢI SLÍ SLIP (thứ bốn mươi)…