Ngữ pháp tiếng Tày Nùng – Các loại từ: V.III Tính từ

CHƯƠNG V: CÁC LOẠI TỪ

V.III TÍNH TỪ

V.III.1 ĐỊNH NGHĨA

Tính từ những từ biểu thị đặc trưng, tính chất của sự vật, của sự hoạt động những đặc điểm ngữ pháp :

(a) thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu bình thường, không cần những từ LẺ (), PỀN (thành), HÊT (làm) làm môi giới.

(b) Không thể kết hợp được với từ CỎI (hãy). Thí dụ:

V.III.2 CÁC LOẠI NHỎ TRONG TÍNH TỪ

Căn cứ vào khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: CHĂN (rất), LAI (lắm), NÀO (hơi)… Ta thể chia tính từ ra làm hai loại:

V.III.2.A TÍNH TỪ CHỈ MỨC ĐỘ TƯƠNG ĐỐI

Tính từ chỉ mức độ tương đối bao giờ cũng thể đặt trực tiếp sau những từ chỉ mức độ: CHĂN (rất), NÀO (hơi) đặt trước những từ KHỂN (lắm), LAI (lắm), QUÁ (hơn)(1). Đấy những tính từ trong sinh hoạt hằng ngày ta thường gặp, như:

V.III.2.B TÍNH TỪ CHỈ MỨC ĐỘ TUYỆT ĐỐI

Đặc điểm của những tính từ này không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ vừa nêu trên. Những tính từ thuộc loại này gồm

B.1 Những tính từ hai âm tiết: Phần lớn được cấu tạo bằng cách láy âm, hoặc một số tính từ nhiều âm tiết khác thể xen yếu tố CẢ (một yếu tố không nghĩa) vào giữa để biểu thị sự tăng cường mức độ tính chất.

Thí dụ:

Rì roạt (dài ngoẵng) cả roạt (dài ngoằng ngoẵng)
Kho khot (co quắp) Kho cả khot (co quắp)
Đeng chit (đỏ chói) Đeng cả chit (đỏ chói)
Slung ngổng (cao lêu nghêu) Slung cả ngổng (cao lêu nghêu)
Tển nhet (ngắn lắm) Tển cả nhet (ngắn lắm)

B.2 Những từ tượng thanh một số từ chỉ trạng thái của hoạt động, như: Hứ hứ (khà khà), rồm r.ồm (ầm ầm), bjap bjap (răng rắc), lựt lựt (cuồn cuộn), đoải đoải (thơ thẩn), cắn cắn (lon ton).

B.3 Một số từ chỉ giống: Tậc (đực), mẻ (cái), slảu (cái, chưa đẻ), khướng (mái ), phủ (con đực nhỡ)…

Chú thích (1): Những động từ chỉ hoạt động tâm lý: Chêp (đau), lao (sợ), điêp (yêu), hứn (thích)… cũng thể kết hợp với các từ chỉ mức độ vừa nêu trên nhưng lại không kết hợp được với CỎI (hãy) từ đi được với tuyệt đại đa số động từ. Như vậy, nếu chỉ xét đặc điểm này thì các động từ chỉ hoạt động tâm trạng gần với tính từ. Song, nếu xét nhiều mặt khác nữa, như ý nghĩa khái quát, tính chi phối đối tượng, thì chúng lại gần với động từ hơn.