CHƯƠNG IX: NHẤN MẠNH VÀO MỘT THÀNH PHẦN CỦA CÂU
Muốn làm nổi bật một thành phần nào đó ở trong câu, để người nghe, người đọc chú ý đến nó hơn; hoặc muốn cho câu nói thêm mạnh mẽ, chúng ta thường nhấn mạnh vào thành phần đó bằng cách lặp lại hoặc đảo ngược nó.
I. LẶP LẠI
Cách lặp lại thường gặp hơn cả là đưa phần muốn lặp lại lên phía trước, rồi nhắc đến nói ở đằng sau lần nữa, giữa phần lặp lại thường có từ LẺ (thì). Nhiều trường hợp người ta dùng đại từ xưng hô để lặp lại danh từ đứng trước nó. Hiện tượng này thường gặp khi danh từ làm chủ ngữ của câu hoặc làm bổ ngữ của động từ, tính từ.
1. LẶP LẠI CHỦ NGỮ
Lặp lại chủ ngữ có tác dụng làm cho người nghe, người đọc chú ý đến sự vật gây ra hoạt động hoặc sự vật mang trạng thái tính chất nào đó. Thí dụ:
- Tàng lẻ tàng cặp, slooc mò slooc vài fựn bá fựn fựn bấu đảy (đường thì đường hẹp, lắm lối trâu bò đổi vai thì không đổi được)
- Hây lẻ hây tố nẳm pện nẩy (mình thì mình cũng nghĩ thế)
- Vài khao, mền ooc mà tăm pậu (trâu trắng, nó ra húc người ta)
2. LẶP LẠI VỊ NGỮ
Hiện tượng lặp lại vị ngữ cũng thường gặp trong Tiếng Tày – Nùng. Để làm nổi bật hoạt động hoặc tính chất của sự vật, người ta thường lặp lại vị ngữ. Giữa vị ngữ được lặp lại thường thường có từ LẺ (thì), TỐ (cũng), có khi cả bổ ngữ của nó xen vào giữa. Thí dụ:
- Pây lẻ pây hâử khoái (đi thì đi cho nhanh)
- Kin lẻ ngỏ tố đảy kin đo a (ăn thì tôi cũng đã ăn đủ rồi)
3. LẶP LẠI BỔ NGỮ
Bổ ngữ được lặp lại thường là bổ ngữ chỉ đối tượng bị hành động chi phối. Cách lặp lại phổ biến hơn cả vẫn là dùng đại từ xưng hô để lặp lại bổ ngữ là danh từ. Thí dụ:
Đáng chú ý là trong Tiếng Tày – Nùng, người ta có thể lặp lại ngay phần phụ ấy nhờ có một số động từ chỉ quan hệ (không dùng độc lập được) xen vào giữa. Thí dụ:
- Kin ám sluốn ám (ăn miếng tính miếng = ăn miếng nào hay miếng ấy)
- Chượng tua pền tua (nuôi con nên con = nuôi con nào ra con ấy)
- Phuối cằm pền cằm (nói lời nên lời = nói câu nào ra câu ấy)
- Thac khâứ pây khâứ tẻo chắng củ (phơi khô đi khô lại mới cất)
II. ĐẢO NGƯỢC
Phần nòng cốt của câu bao giờ cũng được xếp theo một trật tự nhất định: Chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau, còn bổ ngữ của động từ, tính từ thì lại luôn luôn đứng sau động từ, tính từ đó. Nếu chúng ta đảo lộn trật tự vừa nêu trên không đúng lối, đúng qui tắc thì câu sẽ trở nên sai ngữ pháp hoặc quan hệ giữa các phần trong câu sẽ thay đổi. Tuy vậy, trong những điều kiện nhất định, ta có thể đảo trật tự các phần ấy với mục đích là làm nổi bật một thành phần nào đó. Trong Tiếng Tày – Nùng, vị ngữ và bổ ngữ của động từ, tính từ là hai thành phần thường được nhấn mạnh bằng cách ấy.
1. ĐẢO VỊ NGỮ
Để nhấn mạnh vị ngữ, chúng ta thường đưa vị ngữ lên đầu câu với những điều kiện như sau:
(a) Chủ ngữ và vị ngữ của câu đều đã được mở rộng, cụ thể là sau chủ ngữ, thường thường có đại từ chỉ định NẨY (này), hoặc một số trợ từ như NẨY NÉ (này này), NẨY CÀ (