CHƯƠNG VI: MỞ RỘNG CÁC PHẦN CỦA CÂU
PHẦN VI.III CỤM TÍNH TỪ
Cụm từ lấy tính từ làm tủng tâm gọi là cụm tính từ. Phần phụ của tính từ trung tâm có thể là danh từ, động từ, tính từ, số từ thứ tự… Song, sự kết hợp của tính từ với các loại từ nói trên rất hạn chế. Xét theo vị trí, ta cũng có thể chia những phần phụ trong cụm tính từ ra làm hai loại: Loại đứng trước và loại đứng sau tính từ trung tâm.
1. PHẦN PHỤ ĐỨNG TRƯỚC TÍNH TỪ TRUNG TÂM
Trước tính từ trung tâm, có thể có những phần phụ thuộc các loại sau đây:
A. PHẦN PHỤ LÀ NHỮNG PHỤ TỪ THỜI GIAN, PHỦ ĐỊNH
Thường thường những phụ từ đững trước động từ trung tâm cũng có thể đứng trước được cả tính từ trung tâm để xác định cho nó về ý nghĩa thời gian, về ý nghĩa phủ định. Thí dụ:
- Nà khẩu đang slí kheo đây (ruộng lúa đang xanh tốt)
- Hêt ngải bấu slải đây (làm dễ không tốt được)
- Dú nẩy mí pôm (ở đây không nóng)
B. PHẦN PHỤ LÀ PHỤ TỪ MỨC ĐỘ
Một đặc điểm nổi bật làm cho cụm tính từ khác hẳn các loại cụm từ khác là ở trước nó thường thêm phụ từ CHĂN (rất), NÀO (hơi), HẲM (hơn) để chỉ mức độ tuyệt đối hay mức độ so sánh. Thí dụ:
- Ham hap chăn năc (gồng gánh rất nặng)
- Ăn nẩy nào eng (cái này hơi bé)
- Tua tỉ hẳm cải (con kia hơn to = con kia to hơn)
Chú ý: Ngoài những phụ từ trên, để chỉ mức độ tuyệt đối hay so sánh, Tiếng Tày – Nùng rất hay dùng phụ từ KHỂN (quá, lắm), LAI (lắm), QUÁ (hơn). Song, những phụ từ này khi kết hợp với tính từ lại luôn luôn đứng sau nó.
- Khẩu khao khển (gạo trắng quá)
- Ma rại lại rại tải (cho dữ lắm dữ lắm = chó rất dữ)
- Rườn te quây quá (nhà nó xa hơn)
Ở đây, cần chú ý hai từ QUÁ, HẲM là hai từ đều có nghĩa là “hơn”. Hai từ này giống nhau ở chỗ có tác dụng nêu lên sự so sánh, nhưng lại khác nhau cơ bản ở khả năng kết hợp.
Khi kết hợp với tính từ, QUÁ luôn luôn đứng sau tính từ đó, và sau QUÁ có thể có bổ ngữ.
HẲM thì ngược lại, khi kết hợp với tính từ, HẲM lại luôn luôn đứng trước tính từ và sau đó không thể có bổ ngữ. Trường hợp cần có bổ ngữ thì phải thêm QUÁ vào nữa. Thí dụ:
- Ăn nẩy đây quá ăn tỉ (cái này đẹp hơn cái kia)
- Ăn nẩy hẳm đây (cái này tốt hơn)
- Ăn nẩy hẳm đây quá ăn tỉ (cái này hơn đẹp hơn cái kia = cái này đẹp hơn cái kia)
2. PHẦN PHỤ ĐỨNG SAU TÍNH TỪ TRUNG TÂM
Cũng như cụm danh từ và cụm động từ, phần lớn những từ phụ nghĩa trong cụm tính từ đều đứng sau từ trung tâm.
A. PHẦN PHỤ LÀ DANH TỪ, ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
Hai loại từ này đứng sau tính từ trung tâm có tác dụng xác định nhiều khía cạnh ý nghĩa khác nhau, như xác định về đối tượng, thời gian, nơi chốn, sự vật được đem ra so sánh… Số lượng tính từ làm trung tâm theo kiểu này không nhiều lắm, chỉ thấy một số tính từ chỉ mức độ tương đối mới có khả năng ấy. Trong đó, phần lớn lại là những cặp tính từ trái nghĩa, như: LAI (nhiều) – NỌI (ít), SLỨA (thừa) – SLIỂU (thiếu), QUÂY (xa) – XẨƯ (gần), TỒNG (giống) – TÁNG (khác), ĐĂM (tối) – RỦNG (sáng)… Thí dụ:
- Rườn nọi cần (nhà ít người)
- Bản quây tàng luông (làng xa đường cái)
- Hêt pện đây mọi cần (làm thế tốt mọi người = làm thế lợi cho mọi người)
- Lai pac, lai cằm (nhiều miệng lắm lời)
- Slip cần tồng nả, hả cần tồng ten (mười người giống mặt, năm người trùng tên)
B. PHẦN PHỤ LÀ ĐỘNG TỪ
Động từ đứng sau tính từ trung tâm nêu lên hoạt động mà đặc trưng, tính chất đã được xác định rồi (1). Thí dụ:
- Cầư tố xăc slon (ai cũng chăm học)
- Đây kin mí đây phuối (tốt ăn không tốt nói = ăn ngon nhưng khó nói)
- Chải cón, xáu dàu pây (nghỉ đã, thư thả hãy đi)
- Dăp them cón, chì chải phuối (tí nữa đã, khoan hãy nói)
Riêng những động từ phương hướng đặt sau tính từ trung tâm là để chỉ ra hướng biến đổi của đặc trưng tính chất do tính từ biểu thị. Thí dụ:
- Fạ đăm khảu (trời tối vào)
- Tha nựa khao ooc (nước da trắng ra)
- Khen kha ón pây (chân tay mềm đi)
Chú thích (1): Trong loại cụm từ này, một số cụm từ có thể thay đổi vị trí mà ý nghĩa của nó không đổi. Thí dụ: Xăc slon (chăm học) (cụm tính từ), slon xăc (học chăm) (cụm động từ). Nhưng đối với một số cụm từ khác, nếu thay đổi vị trí thì ý nghĩa hoàn toàn sẽ khác đi. Thí dụ: Cụm tính từ CHÌ CHẢI PHUỐI (khoan hãy nói); Cụm động từ PHUỐI CHÌ CHẢI (nói từ từ)
C. PHẦN PHỤ LÀ SỐ TỪ THỨ TỰ, TÍNH TỪ
Số từ thứ tự đứng sau tính từ có tác dụng nêu lên mức độ so sánh của đặc trưng tính chất. Còn tính từ đứng sau tính từ trung tâm thì rất hiếm. Ta chỉ hay gặp cặp tính từ LAI (nhiều) – NỌI (ít) đứng sau một số tính từ khác để phụ nghĩa cho những tính từ ấy mà thôi.
Trong trường hợp này nghĩa của hai từ trên đôi khi có thay đổi ít nhiều. Chúng chỉ ra mức độ của tính chất, đặc trưng. LAI có nghĩa là “nhiều, lắm”. NỌI có nghĩa là “ít, không… lắm”.
Phần phụ là số từ thứ tự:
- Kỉ pù xày slung thuổn, pù nẩy slung tải êt, pù tỉ slung tải nhỉ (mấy ngọn đồi đều cao, ngọn đồi này cao nhất, ngọn đồi kia cao thứ hai)
Phần phụ là tính từ:
- Tăm lai khao lai (giã nhiều trắng nhiều)
- Khoái lai đây lai (nhanh nhiều tốt nhiều = càng nhanh càng tốt)
- Vằn nẩy pôm nọi (hôm nay nóng ít = hôm nay không nóng lắm)
Như trên đã phân tích, trong cụm động từ và cụm tính từ, phần phụ xác minh cho từ trung tâm về nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng chỉ rõ đối tượng, phương hướng, thời gian, nơi chốn hoặc đặc trưng của hoạt động. Tuy vậy những phần phụ này có một đặc điểm chung là bổ nghĩa cho từ trung tâm. Chúng là những BỔ NGỮ. Cũng như định ngữ, bổ ngữ là thành phần của cụm từ. Chúng ta chỉ xét chúng trong phạm vi của cụm từ.