CHƯƠNG VIII: GHÉP NHỮNG PHẦN CÓ QUAN HỆ LIÊN HỢP
Trong câu: CHOÒNG SLÂƯ SLOỎNG (bàn sạch sẽ), ta có thể ghép thêm như thế này:
(1) Cách 1:
- (a) Choòng, tắng slâư sloỏng (bàn, ghế sạch sẽ)
- (b) Choòng slâư sloỏng, lưởn tich (bàn sạch sẽ, nhẵn bóng)
- (c) Choòng, tắng slâư sloỏng, lưởn tich (bàn, ghế sạch sẽ, nhẵn bóng)
(2) Choòng slâư sloỏng, tắng tố slâư sloỏng (bàn sạch sẽ, ghế cũng sạch sẽ)
Ghép theo kiểu (1) gọi là lồng thành phần, ghép theo kiểu (2) tạo thành câu ghép. Như vậy, các cụm từ liên hợp có thể tạo thành thành phần lồng hoặc câu ghép.
I. THÀNH PHẦN LỒNG
Những bộ phận trong một câu có những đặc điểm sau đây gọi là thành phần lồng:
(a) Giữa các bộ phận lồng thành lập một quan hệ liên hợp, không bộ phận nào phụ thuộc vào bộ phận nào.
(b) Các bộ phận đó có cùng một chức năng ngữ pháp tức là cùng có quan hệ với một thành phần khác.
(c) Thường thường, các bộ phận lồng có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Những thí dụ loại (1) vừa nêu ở trên thỏa mãn các điều kiện như vậy. CHOÒNG (bàn), TẮNG (ghế) ở thí dụ (a) kết hợp với nhau một cách bình đẳng và đều là chủ ngữ của câu, cùng có quan hệ với từ SLÂƯ SLOỎNG (sạch sẽ) là vị ngữ của câu. SLÂU SLOỎNG (sạch sẽ) LƯỞN TICH (nhẵn bóng) ở ví dụ (b) là vị ngữ lồng vì chúng cùng kết hợp với nhau một cách bình đẳng, cùng là vị ngữ của câu, cùng có quan hệ với từ CHOÒNG (bàn) là chủ ngữ của câu.
Theo cách phân tích trên, PÂY (đi) và LIỂU (chơi) trong câu: KHỎI PÂY LIỂU (tôi đi chơi) là hai động từ đứng sau một đại từ làm chủ ngữ nhưng lại không phải là thành phần lồng. Vì ở đây PÂY và LIỂU không ngang hàng với nhau về kết cấu, không có cùng một quan hệ với một thành phần khác; LIỂU trực tiếp có quan hệ với PÂY, làm bổ ngữ cho từ PÂY.
Quan hệ giữa các thành phần lồng của câu thường được biểu thị bằng sự ngắt quãng (trong văn viết thì dùng dấu phảy) hoặc dùng những quan hệ từ, như: VẠ (và), RỤ (hay, hoặc), DỈ (vừa), NHẰNG (còn)… Để nối các thành phần lồng lại.
Các thành phần chính, phần phụ trong câu và cả những phần phụ trong cụm từ đều có thể đặt lồng được.
1. CHỦ NGỮ LỒNG
Trong câu, nếu có nhiều chủ ngữ cùng quan hệ với một vị ngữ thì gọi là chủ ngữ lồng. Thí dụ:
- Lan vạ bạc xày căn hêt (cháu và bác cùng nhau làm)
- Thúa kheo, thúa xẳng, thúa đin tố chử bại thình cúa kin mì lai chât pủ (đỗ xanh, đỗ tương, lạc cũng là các loại thức ăn có nhiều chất bổ)
- Pêt, cáy, mu, ma lẻ tua sluc sleng chượng dú rườn (vịt, gà, lợn, chó là súc vật nuôi trong nhà.
2. VỊ NGỮ LỒNG
Trong một câu có nhiều vị ngữ cùng có quan hệ với một chủ ngữ thì gọi là vị ngữ lồng. Thí dụ:
- Boong rà dỉ pây dỉ lẩn tuyện (chúng mình vừa đi vừa kể chuyện)
- Vằn nẩy chài dú rườn rụ pây họp? (hôm nay, anh ở nhà hay đi họp?)
- Lằm mạy pẩy mắn lai tọ tỏe thec dá (cây gỗ này chắc lắm nhưng lại bị nẻ rồi)
3. PHẦN PHỤ LỒNG
(a) Trạng ngữ lồng:
Nhiều trạng ngữ có quan hệ như nhau với cả câu gọi là trạng ngữ lồng. Thí dụ:
- Vằn pjục, vằn lừ boong hây tẻo pây hăp phai (ngày mai, ngày kia chúng ta lại đi đắp đập)
- Dú thành phố vạ dú tỉ hâư thôm nặm mì nọi lèo slặn nặm vạ tôm dài sle lầng chắng đảy (ở thành phố và ở chỗ nào ít hồ ao nên trữ sẵn nước và cát mới được)
(b) Bổ ngữ lồng
Nhiều bổ ngữ cùng có quan hệ với một vị ngữ gọi là bổ ngữ lồng. Thí dụ:
- Te slan dỉ khoái dỉ đây (nó đan vừa nhanh vừa đẹp)
- Lồng hầm pây lèo au rèo bông, da đeng, khân nả dụp nặm sle dà pac (xuống hầm nên mang theo bông, thuốc đỏ, khăn mặt ướt để che miệng)
- Pi nẩy, hợp tac xạ chay đảy lảo bâư, ỏi, bại thình thúa (năm nay, hợp tác xã trồng được thuốc lá, mía, các loại đỗ)
(c) Định ngữ lồng:
Nhiều định ngữ cùng có quan hệ với một danh từ trung tâm gọi là định ngữ lồng. Thí dụ:
- Bâư slửa khao, mấư cúa ngỏ thac dú pjai chàn (cái áo trắng, mới của tôi phơi ở cuối sàn)
- Te dự đảy kỉ căn phjăc dỉ kheo, dỉ ón (nó mua được mấy mớ rau vừa tươi, vừa ngon)
- Lèo chướng chăp đây đông mạy cúa lai cần, cúa tằng bản (phải chăm sóc tốt đồng rừng của nhiều người, của cả xóm)
Chú ý: Trong thực tế nói năng, có trường hợp ở ngay trong một câu, vừa có chủ ngữ lồng, vừa có vị ngữ lồng, hoặc các phần phụ lồng.