Ngữ pháp tiếng Tày Nùng – II.II Hệ thống âm vị Tiếng Tày – Nùng

CHƯƠNG II: NGỮ ÂM

II.II HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG TÀY – NÙNG 

1. ÂM TIẾT

Trong lời nói, một đơn vị phát âm tự nhiên của người ta gọi là âm tiết. Để xem xét các kiểu cấu tạo của âm tiết tiếng Tày – Nùng, ta có thể lập bảng sau đây:

1 2 3 4 Thanh điệu Nghĩa
Âm đầu Âm đệm Âm gốc Âm cuối
_ _ a _ Bằng
k _ a _ Bằng Con quạ
_ _ a n Sắc Đếm
k u a _ Bằng Quả dưa
k _ a ng Sắc Cành cây
k u a ng Bằng Con nai

Qua bảng trên, ta thấy rằng một âm tiết tiếng Tày – Nùng tối thiểu phải có hai yếu tố tạo thành: Một âm gốc và một thanh điệu; Thí dụ: A (cô). Ở dạng phát triển đầy đủ nhất, một âm tiết có thể có bốn âm và một thanh điệu; Thí dụ: KUANG (con nai)

2. ÂM GỐC

Âm gốc trong Tiếng Tày – Nùng bao giờ cũng là nguyên âm. Khi ta phát ra nguyên âm, luồng hơi đi qua bộ máy phát âm không gặp sự cản trở gì. Thí dụ: A, I, Ô là những nguyên âm. Hệ thống nguyên âm trong Tiếng Tày – Nùng gồm có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.

A. NGUYÊN ÂM ĐƠN

Khi các cơ quan phát âm chỉ tiến hành một động tác (chỉ ở một tư thế từ đầu đến cuối) thì ta phát ra một nguyên âm đơn, 11 nguyên âm đơn trong Tiếng Tày – Nùng là:

  • 09 nguyên âm đơn dài: a/a/, e/ɛ/, ê/e/, i/i/, o/ɔ/, ô/o/, ơ/ɣ/, u/u/, ư/ɯ/
  • 02 nguyên âm đơn ngắn: ă/ă/, â/ɤ/

Căn cứ vào độ mở của miệng rộng hay hẹp, vị trí của lưỡi cao hay thấp và trước hay sau, hai môi chúm hay dẹt, có thể chia 9 nguyên âm đơn dài trong Tiếng Tày – Nùng thành: Nguyên âm dòng trước, nguyên âm dòng sau, nguyên âm tròn môi và không tròn môi….

Bảng mô tả:

BẢNG PHÂN CHIA NGUYÊN ÂM

TIẾNG TÀY – NÙNG

Vị trí phát âm
Trước Giữa Sau
Không tròn môi Không tròn môi Không tròn môi Tròn môi
Độ mở của miệng Hẹp Hẹp i/i/ ư/ɯ/ u/u/
Nửa hẹp ê/e/ ô/o/
Rộng Nửa rộng e/ɛ/ ơ o/ɔ/
Rộng a/a/

Nguyên âm ngắn: Trong Tiếng Tày – Nùng, hai nguyên âm ngắn ă/ă/ và â/../ đối lập rất rõ rệt với hai nguyên âm dài a/a/ và ơ/…/

Nguyên âm ngắn Nguyên âm dài
ă/ă/ Ăn (cái, chiếc) a/a/ An (sắp đặt)
Đăng (mũi) Đang (mình mẩy)
Tăn (ngu, dại) Tan (thu hoạch)
Tắng (đợi) Táng (khác, cái khác)
â/…/ Tân (cái trụ đèn) ơ/…/ Tơn (mịn màng)
Bân (trời) Bơn (mắt không nhìn đường mà đi
Cân (cái cân) Cơn (biết, hay biết

Đặc điểm của hai nguyên âm ngắn này là tự nó không đứng độc lập để tạo ra âm tiết và luôn luôn cần có âm cuối. Thí dụ: Không có Ă, TĂ…; Cũng không có Â, TÂ… (nguyên âm dài trong A = Cô, TÁ = Ông ngoại) mà chỉ có thể có ÂỪ (vâng), HÂU (con chấy), RẦU (ta), ĂN (cái, chiếc), TĂN (ngu, tục), ÂC (ngực)….

Ghi thêm: Các nguyên âm o/ɔ/, ô/o/, ê/e/, i/i/, u/u/ chỉ có biến thể kết hợp dài ngắn, chứ không có đối lập âm vị dài ngắn. Khi kết hợp với các phụ âm cuối /p/, /t/, /k/ và /m/, /n/, /ŋ/, những nguyên âm này ngắn hơn khi không có. Thí dụ, so sánh /o/ trong PỐ (bù) với /o/ trong TÔM (đất) thì thấy /o/ sau ngắn hơn /o/ trước.

Nhưng tuyệt nhiên không có sự đối lập ô dài /o:/ và ô ngắn /o/ (Không có [to:] ≠ [to]; [to:m] ≠ [tom] ….)

Họa hoằn có đối lập (Thí dụ: KHÔN [k’on] (lông) ≠ KHÔN [k’o:n] (khôn khéo); KHUYẾT [k’uet] (một thứ cây) ≠ KHUYẾT [k’ue:t] (con nhái)) thì sự đối lập ấy cũng không có hệ thống hoặc chỉ xuất hiện trong những từ mới mượn.

Do đó đối với những nguyên âm trên, chúng tôi không phân biệt ngắn dài, việc dùng hai chữ o (oo) để ghi âm vị /ɔ/ như trong chữ viết hiện nay là không cần thiết.

B. NGUYÊN ÂM ĐÔI

Tổ hợp gồm có hai nguyên âm phát âm như nhau và có chức năng như nhau trong cấu tạo âm tiết gọi là nguyên âm đôi. Tiếng Tày – Nùng có ba nguyên âm đôi như bảng đưới mô tả:

Âm vị Chữ viết Thí dụ
/ie/ miề (vợ)
ia tịa (cõng)
/uo/ ua hua (đầu)
cuôm (đội)
/ɯɣ/ ươ bươn (tháng)
ưa slưa (hổ)

Ba nguyên âm đôi này có đặc điểm chung là mở rộng dần khi phát âm, thoạt đầu miệng hẹp rồi mở rộng dần, hai yếu tố cấu tạo đều là những nguyên âm cùng dòng và có vị trí phát âm gần như nhau.

3. ÂM ĐẦU

Âm đầu trong Tiếng Tày – Nùng chỉ do phụ âm đảm nhiệm. Âm nào phát ra mà luồng hơi đi qua bộ máy phát âm gặp một sự cản trở nào đó, gọi là phụ âm. Sự cản trở đó thường do những bộ phận hoạt động như hai môi, lưỡi, lưỡi con tiếp xúc với những bộ phận không hoạt động như hàm ếch, răng… gây nên. Khi phát ra phụ âm, luồng hơi bao giờ cũng mạnh hơn khi phát ra nguyên âm.

A. TIẾNG TÀY – NÙNG CÓ TẤT CẢ 20 ÂM ĐẦU:

  1. p/p/
  2. ph/p’/
  3. b/b/
  4. m/m/
  5. f/f/
  6. v/v/
  7. t/t/
  8. th/t’/
  9. đ/d/
  10. n/n/
  11. l/l/
  12. sl/t/
  13. nh/ɲ/
  14. x/s/
  15. d/z/
  16. ch/c/
  17. c,k,q/k/
  18. kh/k’/
  19. ng/ŋ/
  20. h/h
  1. Pi (năm)
  2. Pha (con ba ba)
  3. Bá (vai)
  4. Ma (con chó)
  5. Fà (chăn)
  6. Và (sải)
  7. Tả (sông)
  8. Thả (đợi)
  9. Đa (cái địu)
  10. Na (dày)
  11. Lả (muộn, muộn mằn)
  12. Slon (học)
  13. Nhả (cỏ)
  14. Xa (tìm)
  15. Da (thuốc)
  16. Chả (cây mạ)
  17. Ka (con quạ)
  18. Kha (chân)
  19. Ngà (vừng)
  20. Hả (số 5)

B. CÁCH PHÁT ÂM MỘT SỐ ÂM ĐẦU TIẾNG TÀY – NÙNG

  • Hai âm đầu f/f/ và ph/p’/

Khi phát âm f, môi dưới chạm hàm răng trên, hơi cọ xát mà ra, giống như phát âm ph trong tiếng Việt.

Thí dụ: FI (bay hơi, FAN (quay ngược), FẰNG (vui, mừng)

Khi phát âm ph/p’/ phải mím hai môi như chuẩn bị phát âm p/p/ rồi cho hơi đột ngột bật mạnh ra, thí dụ: PHI (con ma), PHAN (gọt), PHÂN (mưa), PHĂN CỪN (mộng mị)

  • Phát âm sl/t/

Khi chuẩn bị phát âm này, trước tiên tì lưỡi lên gần hàm ếch cứng như chuẩn bị phát âm s trong tiếng Việt miền Trung và Nam, sau đó cho hơi đi ra hai bên mép một cách liên tục. Thí dụ: SLỬA (áo), SLON SLƯ (học tập), SLOONG (hai), SLAM (ba).

Những phụ âm khác trong Tiếng Tày – Nùng, trên căn bản tương tự như những phụ âm trong tiếng Việt.

4. ÂM CUỐI

Trong Tiếng Tày – Nùng có 6 phụ âm và 3 bán nguyên âm làm được âm cuối

  • 06 phụ âm đó là: m, n, ng, p, t, c (ch)
m /m/ Nặm (nước)
n /n/ Kin (ăn)
ng, nh/ŋ/ Áng (cái vại)
Inh (dựa vào)
p /p/ Ip (nhặt lấy)
t /t/ Đit (nhảy)
c, ch /k/ Năc (nặng)
Đêch (trẻ con)
  • 03 bán nguyên âm là: i /j/, u /w/, ư /ɯ/

Đặc điểm của chúng là khi phát âm, luồng hơi đi ra gây nên một sự cọ xát nhất định, luồng hơi đó mạnh hơn khi phát nguyên âm i /j/, u /w/, ư /ɯ/ bình thường, âm được tạo nên ngắn và bị lướt. 

Trong âm tiết, bán nguyên âm chỉ đóng được hai vai trò là làm âm đệm (vị trí 2) hoặc âm cuối (vị trí 4). Riêng bán nguyên âm ư /ɯ/ chỉ làm âm cuối, không làm âm đệm (1). Bán nguyên âm làm âm cuối như:

/w/ [au] [âu] Au (lấy)
Hâu (con chấy)
/j/ [ɔi] [ai] Nọi (ít)
Lai (nhiều)
/ɯ/ [ɯɣi] [âɯ] Khươi (rể)
Tầư (trúng)
Hẩư (cho)

Chú thích (1): Bán nguyên âm /j/ đi sau các phụ âm /b/, /m/, /p/, /p’/ lâu nay được coi là các phụ âm này mềm hóa. Trong chữ viết ghi thành bj, mj, pj, phj. Thực ra nên để /j/ ở vị trí 2 của âm tiết, tức là coi như âm đệm thì đúng hơn. Vì /j/ đi sau những phụ âm khác như đ /d/, kh /k’/, n /n/ (ĐIÊNG: cái dậu con); (KHIÊNG: cái thớt), (NIÊNG: cái diều loài chim) không ghi thành đj, khj, nj thì việc ghi /j/ sau bốn phụ âm kể trên sẽ làm cho chữ viết kém chặt chẽ, không tiết kiệm (mặc dầu iê ở đây là nguyên âm đôi, nhưng trong các từ có nghĩa BẰNG PHẲNG, CÁI ROI… vẫn phải viết là PHJÊNG, PJÊN… cho nên vẫn mâu thuẫn với lối viết kể trên)

5. ÂM ĐỆM

Tiếng Tày – Nùng có hai bán nguyêm âm u /w/ và i /j/ làm được âm đệm. Hai bán nguyên âm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các loại âm tiết. Thí dụ

i /j/ ia Pja (cá)
iông Piông (nở)
iac Mjạc (đẹp)
o, u /w/ ua Qua (quả dưa)
oa Sloa (bên phải)
uai Quai (khôn)
uây Luây (chảy)
uang Quang (nai)
oat Loat (mèo quào)
oac Ngoạc (ngoảnh mặt)

6. THANH ĐIỆU

Sự thay đổi về độ cao của âm có thể phân biệt được yếu tố có nghĩa này và yếu tố có nghĩa khác gọi là thanh điệu. Nói chung thanh điệu bao trùm lấy cả phần vần, tức là phần gồm có âm đệm, âm gốc và âm cuối. Trong Tiếng Tày – Nùng, sự khác nhau giữa từ XÁ (có lỗi) với XẢ (cây vối) là do hai thanh sắc (/) và hỏi (?) gây nên.

Tiếng Tày – Nùng có 6 thanh (1), các thanh đó là:

  1. Thanh bằng (không có dấu): MA (chó), TE (nó), ĐÔNG (rừng)
  2. Thanh sắc (/): MÁ (ngâm (gạo)), BÁ (vai), SLÍ (số 4)
  3. Thanh huyền (\): MÀ (về), CÀ (cỏ gianh), MÒ (con bò)
  4. Thanh hỏi (?): MẢ (cái mộ), NẢ (mặt), MÓ (nồi).
  5. Thanh nặng (.): MẠ (ngựa), CẠ (bảo), CHẠN (lười)
  6. Thanh lửng (tạm ghi bằng dấu *): MA* THA (ảo thuật), CA* NÀY (bây giờ), TA* (sông), NA* (dì)…

Từ thanh 1 đến 5 nói chung đều có độ cao và tính chất gần như những thanh có tên gọi tương ứng trong tiếng Việt. Riêng thanh lửng tương đối đặc biệt. Thanh này là một thanh thấp hơn thanh huyền, có chiều thoai thoải đi xuống. Thanh lửng tồn tại ở rất nhiều địa phương Tiếng Tày – Nùng. Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thường được thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi, và gây nên hiện tượng đồng âm. Thí dụ:

Nơi có phân biệt thanh lửng và thanh hỏi Nơi không có thanh lửng đều là
PO* (bố, giống đực) PỎ (một nắm lúa) PỎ
TA* (sông) TẢ (bỏ) TẢ
TÔNG* (cánh đồng) TỔNG (cái trống) TỔNG
PINH* (bệnh) PỈNH (nướng) PỈNH
PI* (anh, chị) PỈ (so sánh) PỈ

Chú thích (1): Trong phương án chữ viết Tày – Nùng có ghi thanh ngã (~) nhưng bản thân Tiếng Tày – Nùng không có thanh này. Sách báo Tày – Nùng hiện nay nói chung đều dùng thanh nặng (.) để ghi những từ mượn Việt có thanh ngã, đúng như cách phát âm của người Tày – Nùng.

7. VẦN

Các bộ phận: Âm gốc, âm đệm, âm cuối và thanh điệu kết hợp với nhau theo một qui tắc nhất định tạo ra các vần. Tiếng Tày – Nùng có bốn loại vần là vần mở (vần do nguyên âm đứng ở tận cùng, như: IA, IE, IO…), vần nửa mở (vần do bán nguyên âm đứng ở tận cùng như AI, IU, ƯƠI…), vần nửa khép (vần do âm mũi đứng ở tận cùng, như: AM, AN, ANG) và vần khép (vần do âm tắc đứng tận cùng, như: AP, AT, AC…).

8. SỰ KẾT HỢP GIỮA THANH ĐIỀU VỚI CÁC LOẠI VẦN

Nói chung, sáu thanh kết hợp tương đối đồng đều với bốn loại vần, nhưng sự kết hợp đó vẫn theo một số qui luật nhất định. Qui luật đó đại thể như sau:

Thanh điệu & Vần Loại vần
Mở Nửa mở Nửa khép Khép
Thứ tự thanh điệu 1 (_) + + +
2 (/) + + + +
3 (\) + + +
4 (?) + + + +-
5 (.) + + + +
6 (*) + + +

Chú thích:

  • +: Thanh và vần kết hợp được
  • Thanh và vần không kết hợp được
  • +- Có địa phương có biến thể kết hợp; có địa phương không